Cấu trúc của trang Web là gì?
Cấu trúc của trang Web là cách các trang của trang web được cấu trúc và liên kết với nhau. Cấu trúc trang Web hợp lý sẽ giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy những thông tin họ cần trên trang Web.
3 lý do quan trọng của cấu trúc Website ảnh hưởng tới SEO?
Lý do thứ 1:
Cấu trúc của trang Web được tối ưu hoá giúp Google Bot (công cụ tìm kiếm của Google) dễ dàng tìm kiếm và lập chỉ mục trên trang Web của bạn.
Nếu các trang trên trang Web của bạn có nhiều lần click từ trang chủ của bạn hoặc (không được liên kết với bất kỳ trang nào khác) thì Google Bot sẽ gặp khó khăn trong việc tìm và lập chỉ mục trang của bạn.
Nhưng nếu cấu trúc trang Web của bạn được liên kết với nhau thì Google Bot có thể đi theo các liên kết nội bộ trong trang của bạn đến với 100% các trang trong trang Web của bạn.
Lý do thứ 2:
Cấu trúc của trang Web sẽ cấp các quyền liên kết các trang Web của bạn lại với nhau.
Khi bạn liên kết đến nội bộ đến các trang ưu tiên trong trang Web của bạn, chất lượng trang ưu tiên đó sẽ được tăng lên có thể giúp cải thiện thứ hạng của trang đó trên kênh tìm kiếm của Google.
Lý do thứ 3.
Cấu trúc trang Web của bạn 1 cách hợp lý giúp người dùng có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ cần trên trang Web của bạn. Điều này gián tiếp giúp bạn có thể cải thiện thứ hạng trang Web của mình trên Google.
Hướng dẫn xây dựng cấu trúc trang Web thân thiện với SEO.
Sử dụng cấu trúc trang Web phẳng.
Nhìn chung, sử dùng cấu trúc trang Web phẳng tốt hơn nhiều cho việc SEO.
Một cấu trúc phẳng có nghĩa là người dùng và trình công cụ tìm kiếm có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trên trang Web của bạn chỉ trong 4 lần click chuột hoặc ít hơn.
Một trường hợp khác là cấu trúc trang Web sâu có nghĩa là một số trang nhất định trong trang Web cần mất hơn 4 lần click chuột để có thể truy cập vào.
Vậy tại sao nó lại quan trọng?
Đầu tiên, cấu trúc của trang Web nông có nghĩa là giúp các trang được ưu tiên trong trang Web của bạn nhận được nhiều Backlinks (liên kết trả về) hơn. Điều này sẽ giúp tăng chất lượng cho trang Web ưu tiên của bạn và Google đánh gía cao điều đó.
Thứ 2 là cấu trúc phẳng giúp các con nhện của Google (Google Bot) có thể tìm thấy tất cả các trang trong trang Web của bạn một cách dễ dàng (điều này giúp tối đa hoá việc thu thập dữ liệu trên trang của bạn).
Ví dụ như bạn ra mắt 1 trang blog mới về chủ để làm bánh chẳng hạn, điều lý tưởng nhất là trang của bạn sẽ có cấu trúc như thế này:
Như bạn có thể thấy rằng tất cả các danh mục chính đều được liên kết về trang chủ của bạn, và tất cả công thức nấu ăn cá nhân của bạn đều được tìm thấy theo từng loại.
Hãy giữ mọi thứ thật đơn giản.
Điều này sẽ không quan trọng lắm nếu trang Web hoặc blog của bạn ở mức độ hàng trăm trang.
Nhưng khi số trang lên đến hàng ngàn (hàng chục ngàn hoặc hàng trăm ngàn) trang khác nhau trong Web của bạn, thì sự đơn giản này thật sự quan trọng.
Tôi không thể nhớ được bao nhiêu lần tôi nhìn thấy trang Web có cấu trúc thuộc tầm siêu phức tạp như thế này.
Điều này không chỉ tệ đối với SEO mà còn cực kỳ tệ với trải nghiệm của người dùng. Hãy thử tưởng tượng bạn truy cập vào 1 trang mà bạn chẳng biết cách nào để tìm thấy trang thông tin mà bạn cần trong trang Web đấy. Đây thực sự là 1 điều rất tệ khi lướt Web đúng không nào?
Nhưng khi cấu trúc Web của bạn đơn giản, người dùng sẽ dễ dàng truy cập vào trang thông tin mà họ cần trên trang Web của bạn. Điều này giúp người dùng tương tác với trang của bạn nhiều hơn, giữ người dùng ở trang Web bạn lâu hơn và Google đánh giá rất cao điều đó.
Đó là lý do vì sao bạn nên hãy xây dựng 1 hệ thống phân cấp trang cho trang Web của bạn ngay từ những ngày đầu tiên và tuân thủ nó khi trang Web bạn lớn hơn nữa.
Đây là ví dụ về cách phân cấp trang trên Web sẽ như thế này:
Các trang web có cấu trúc phức tạp sẽ không phân cấp theo hướng này, họ cứ thêm bừa 1 vài danh mục tuỳ hứng, các tên miền phụ, … và kết quả là khiến trang Web của họ thành một mớ gì đó cực kỳ hỗn loạn.
Sử dụng trang chuyên mục.
Việc dùng trang chuyên mục giúp cho việc tổ chức cấu trúc trang Web của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bạn muốn thêm một trang mới? Thêm nó vào 1 mục hiện có và liên kết nó từ trang chuyên mục đó.
Bạn muốn thêm 1 loạt trang về 1 chủ đề mới? Hãy tạo 1 mục mới và liên kết các trang mới từ trang chuyện mục mới đó.
Nếu không có cấu trúc danh mục, các trang thêm mới sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên, điều này dẫn đến các cấu trúc phức tạp.
Lưu ý rằng: Nếu bạn chạy 1 trang tương đối nhỏ (<1000 trang), bạn có thể không cần phải sắp xếp chúng theo danh mục.
Ví dụ với 1 trang web chỉ có khoảng 170 trang:
- Vì mỗi bài đăng được liên kết với nhau, số lượng không quá nhiều nên không cần thiết lập các trang chuyên mục.
- Nhưng nếu bạn làm 1 trang thương mại điện tử với hàng ngàn (hoặc trăm ngàn) trang thì việc làm các danh mục rất quan trọng.
Cấu trúc URL (Đường dẫn).
Cấu trúc URL của bạn nên theo 1 cấu trúc nhất định.
Đây là 1 ví dụ về URL được rất nhiều trang Web sử dụng:
- https://example.com/carget/subc Category / keyword-keyword
URL của bạn không cần phải giống y như thế, điều bạn cần là đặt tất cả các URL theo cùng 1 cấu trúc.
Sử dụng Internal Links (Liên kết nội bộ).
Vào cuối trang, cấu trúc trang Web của bạn được xác định dựa vào cách các trang của bạn được liên kết với nhau.
Đây là lý do vì sao bạn muốn liên kết các trang danh mục của mình từ menu điều hướng.
Ví dụ: Điện máy xanh liên kết tất cả các trang danh mục từ trang chủ của họ.
Và từ các danh mục đó, chúng liên kết với các mục nhỏ hơn và các trang về sản phẩm kinh doanh của họ.
Dùng Sitemap là cách tuyệt vời để tăng chất lượng thu thập dữ liệu cho trang Web của bạn. Nó cũng giúp bạn hình dung tất cả các danh mục và danh mục phụ, các trang trên Website của bạn.