Các chỉ số đo lường digital marketing là chìa khóa để tối ưu tất cả các quy trình trong các chiến dịch marketing. Khi mà bạn có thể xác định và đo lường được các chỉ số KPI cho các chiến dịch marketing của mình, bạn có thể biết được yếu tố nào hiệu quả và không hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể phân phối ngân sách của mình một cách hiệu quả nhất và đạt được thành công. Trong bài viết này, SEOREAL sẽ chia sẻ những chỉ số đo lường digital marketing cơ bản và quan trọng để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

1.Website Traffic (Lưu lượng truy cập)

Website traffic là một chỉ số đo lường digital marketing để minh họa cho lưu lượng truy cập của một website bất kỳ nào đó. Mục tiêu là để marketer biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website.

Việc theo dõi và đo lường lưu lượng truy cập website thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu được các insight như chiến dịch nào đem về nhiều traffic, lưu lượng truy cập theo giờ, đặc điểm, giới tính của user, nội dung nào được truy cập nhiều nhất.

Chỉ số đo lường Website traffic giúp digital marketer biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website.
Chỉ số đo lường Website traffic giúp digital marketer biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website.

Mẹo để tăng thêm lưu lượng truy cập vào website:

  • Tối ưu hoá tất cả các nội dung trên website với các từ khoá có liên quan
  • Liên tục xuất bản nội dung chuyên sâu trên blog
  • Quảng bá nội dung trên các kênh truyền thông xã hội
  • Tạo quảng cáo nhắm mục tiêu hướng traffic về trang đích

Một số công cụ bạn có thể đánh giá lưu lượng truy cập trang web như Google Analytics , SemRush , Moz, Clicky…

2. Website Traffic Source (Nguồn lưu lượng truy cập)

Chỉ số này cho biết lưu lượng truy cập khách hàng đến từ đâu. Website traffic source được dùng để xác định nguồn nào là nguồn nào tốt nhất, nguồn nào cần chú ý hơn. Từ đó, sử dụng để cân nhắc nên tập trung sáng tạo nội dung phù hợp với kênh và nhóm đối tượng nào, đồng thời cải thiện các kênh chưa hiệu quả. 

Chỉ số đo lường Website traffic source được dùng để xác định nguồn nào là nguồn nào tốt nhất, nguồn nào cần chú ý hơn
Chỉ số đo lường Website traffic source được dùng để xác định nguồn nào là nguồn nào tốt nhất, nguồn nào cần chú ý hơn

Dưới đây là 7 nguồn lưu lượng truy cập website chính được theo dõi bởi Google Analytics:

  • Organic Traffic: Là lượng người dùng truy cập vào website từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của google.
  • Paid search: Là lượng truy cập của người dùng vào website bằng kết quả quảng cáo khi xuất hiện một truy vấn trên công cụ tìm kiếm google
  • Display: Là lượng truy cập của người dùng vào website bằng những kết quả quảng cáo hiển thị.
  • Referral Traffic: Là lượng truy cập của người dùng từ các trang web khác vào website
  • Social Traffic: Là lượng truy cập của người dùng chuyển đến từ các trang mạng xã hội, thông qua một bài viết hoặc quảng cáo được đăng trên các trang mạng xã hội. (bao gồm Google+ ,Facebook, Twitter,…)
  • Direct Traffic: Là lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website và không thông qua các website trung gian nào khác. 
  • Email: Nguồn traffic đến từ Email Marketing, các liên kết trong email.

3. Pageviews (Lượt xem trang)

Với những người làm quản trị web, đặc biệt là SEOer thì Pageviews là một trong những chỉ số  quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động hiệu quả của website và uy tín của trang web trên Top tìm kiếm.

Pageviews là chỉ số đo lường tiêu chuẩn thể hiện số lượng một người duy nhất truy cập vào một trang web
Pageviews là chỉ số đo lường tiêu chuẩn thể hiện số lượng một người duy nhất truy cập vào một trang web

Pageviews là đơn vị đo tiêu chuẩn thể hiện số lượng một người duy nhất truy cập vào một trang web. Nếu 1 người dùng web click chuột vào 1 liên kết trên trang hoặc truy cập trực tiếp từ 1 trình duyệt thì được tính là 1 pageviews.

Pageviews được chia thành 2 loại chính: Pageview của từng trang và Pageview của toàn website. Trong đó, Pageview của toàn website bao gồm tổng tất cả các trang vệ tinh của site đó cộng lại, tính cả trang chủ.

4.Website Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang)

Website Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm của những người rời khỏi (thoát ra) khỏi trang web của bạn sau khi chỉ xem một trang. Đây được xem như là một chiếc thước đo hiệu quả của một website, khuyến khích người dùng xem các trang khác trong website ấy.

Mẹo để giảm tỷ lệ thoát trang

  • Ngưng tập trung vào những keyword hoặc kênh truyền thông mang lại traffic thấp
  • Tạo landing page thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng
  • Tạo landing page có Call To Action hiển thị nổi bật
  • Tạo CTA liên quan đến landing page được dẫn đến
  • Viết nội dung dễ hiểu trong thời gian ngắn
  • Tạo landing page thu hút và tối ưu page speed
  • Dùng virtual pageview hoặc event tracking cho nội dung ở trên nền tảng Ajax/ Flash
  • Tạo cho người dùng nhu cầu tìm hiểu thêm
  • Dùng Page Level Survey

5.Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Conversion rate là chỉ số đo lường digital cho biết có bao nhiêu % trên tổng số người truy cập thực hiện hành vi Chuyển đổi. Tùy thuộc vào mục tiêu của từng chiến dịch, định nghĩa chuyển đổi có thể khác nhau. Ví dụ:

  • [1000] người truy cập vào website thì có [bao nhiêu người đăng ký thông tin] 
  • [500] người vào cửa hàng thì có [bao nhiêu người rút ví]
  • [2000] người truy cập heatmap.vn thì [bao nhiêu người đăng ký dùng thử]

6. Open rate (Tỷ lệ mở email)

Đây là một trong những chỉ số email marketing quan trọng nhất bạn cần xem. Tỷ lệ mở email dùng để đo lường số lượng người mở chiến dịch email của bạn so với tổng số người nhận được chiến dịch đó.

Tỷ lệ mở email = (Số lượng email mở cho chiến dịch/ Tổng số email được gửi trong chiến dịch đó) * 100

7. Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp)

Click Through Rate (CTR) là tỷ lệ nhấp/click chuột. Trong Google Ads và Facebook Ads, chỉ số này được sử dụng nhằm mục đích đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn trên một website nào đó. Thông qua tỷ lệ CTR có thể đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Trong SEO, chỉ số CTR giúp SEOer hay quản trị website biết được tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần đường link này hiển thị. 

8.Cost Per Click = CPC (Chi phí mỗi lần nhấp)

CPC là số tiền mà nhà tạo lập quảng cáo nhận được khi có người dùng click chuột vào quảng cáo trả tiền trên trang web. Cứ mỗi cái click chuột vào quảng cáo sẽ được coi như một lần khách hàng đang ghé thăm vào trang của bạn. Điều này thể hiện được mức độ quan tâm của khách hàng dành cho quảng cáo của bạn như thế nào. Vậy nên số tiền bạn bỏ ra bao nhiêu tương ứng với bấy nhiêu sự chú ý của người dùng.

CPC là số tiền mà nhà tạo lập quảng cáo nhận được khi có người dùng click chuột vào quảng cáo trả tiền trên trang web.
CPC là số tiền mà nhà tạo lập quảng cáo nhận được khi có người dùng click chuột vào quảng cáo trả tiền trên trang web.

9.Sessions (Phiên truy cập)

Phiên truy cập cho biết số lượt truy cập trang web của bạn. Google tính số này theo mỗi 30 phút. Chúng ta có thể coi một Session như một phiên làm việc của khách hàng với website, bao gồm tất cả các hoạt động của người đó trên trang. Một khách truy cập trang có thể có nhiều session.

Session giúp bạn biết được tổng số lần người dùng tương tác với website. Nếu session tăng, giảm thì bạn có thể nhận biết được nguyên nhân của sự tăng giảm đột biến đó. Ngoài ra, việc so sánh session theo tuần, tháng sẽ giúp bạn có những điều chỉnh hợp lý trên website của mình.

10. Chỉ số đo lường digital marketing Social Reach

Các bài đăng bạn thực hiện trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội có thể tiếp cận nhiều người dùng. Số liệu này cho bạn biết chính xác có bao nhiêu người bạn đã tiếp cận (ví dụ như nhìn thấy nội dung quảng cáo).

Số người tiếp cận luôn lớn hơn nhiều so với số người tương tác.Chỉ số bình quân là 2-5% dựa trên phạm vi tiếp cận chung của bạn.

Mẹo để tăng độ reach (phạm vi truyền thông):

  • Đầy đủ thông tin về thương hiệu trên các social media profile
  • Đăng thông tin và nội dung gốc nhất quán
  • Gắn kết với cộng đồng (followers) của bạn

Trong thời đại số, hành vi của khách hàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố nên việc hiểu rõ và sử dụng linh hoạt các chỉ số đo lường digital marketing giúp marketing có cái nhìn tổng quan, đo lường chính xác để đưa ra những chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *