Thời gian trải nghiệm của người dùng ( Dwell Time ).

Thời gian trải nghiệm của người dùng gọi tắt là thời gian trải nghiệm ( Dwell Time) là thời gian người dùng tìm kiếm trên Google dành cho 1 trang trước khi họ quay trở lại trang kết qủa tìm kiếm (SERPs).
Hơi phức tạp phải không? Để dễ hiểu hơn hãy nhìn vào ví dụ này:
Giả sử bạn đang tìm công thức làm bánh kem.

Tiêu đề của kết qủa đầu tiên làm bạn khá hài lòng nên bạn click vào nó.
Nhưng khi vào trang bạn cảm thấy trang Web đó khá là xấu, giao diện không đẹp và nội dung không hữu ích.

Vì vậy sau 5 giây bạn bấm trở lại trang kết quả tìm kiếm của Google.

Bài viết có thời gian trải nghiệm thấp
Bài viết có thời gian trải nghiệm thấp.

Vậy là thời gian trải nghiệm của trang Web đó là 5 giây.
Và chuyến thăm siêu ngắn của bạn như 1 thông điệp cho Google biết rằng bạn không hài lòng với kết quả tìm kiếm này.
Tiếp theo bạn nhấp vào kết quả thứ 2:

Lần này thì giao diện trang Web đẹp, dễ dàng sử dụng và nội dung hữu ích với bạn.

Và bạn dành ra 5 phút để đọc hết từng chữ trong bài viết, sau đó bấm quay lại trang kết qủa tìm kiếm để tiếp tục nghiên cứu việc làm bánh.

Bài viết có thời gian trải nghiệm cao
Bài viết có thời gian trải nghiệm cao.

Với thời gian trải nghiệm là 5 phút, nó như 1 thông điệp gửi tới Google rằng bạn khá là hài lòng về kết quả tìm kiếm này.
Và nếu người người cũng dành thời gian trải nghiệm như thế trên chính trang đó thì Google sẽ đánh giá cao nó và tăng thứ hạng cho nó.

Google sẽ tăng thứ hạng cho trang có thời gian trải nghiệm cao
Google sẽ tăng thứ hạng cho trang có thời gian trải nghiệm cao.

Có 1 điều bạn cần lưu ý là :
Thời gian trải nghiệm và tỷ lệ thoát ( Bounce Rate ) là tương tự nhau nhưng chúng lại không giống nhau.
Một lần thoát được tính là khi bạn nhấp vào 1 trang, sau khi đã xem nội dung xong và trở lại trang kết qủa tìm kiếm mà không ấn vào bất kì 1 liên kết nào khác.

Tỷ lệ thoát được tính khi bạn vào trang mà không click bất kỳ liên kết nào trong trang đó
Tỷ lệ thoát được tính khi bạn vào trang mà không click bất kỳ liên kết nào trong trang đó.

Dù bạn có ở trên trang đó 2 giây hoặc 2 giờ đi nữa, nếu bạn không click vào liên kết nào trong trang đó thì khi bạn thoát khỏi trang đó thì đó vẫn được tính là 1 lần thoát.
Sau khi nghiên cứu các yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google, tôi đã tìm thấy mối tương đồng giữa tỷ lệ thoát và xếp hạng từ top 1 đến 10 của Google.

Nhưng theo tôi đó chỉ là 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi tỷ lệ thoát cao không cho Google biết được rằng người dùng có cảm thấy hài lòng với kết quả tìm kiếm hay không?
Nhưng với thời gian trải nghiệm ( Dwell Time ) thì đó lại là 1 câu chuyện khác.

Tại sao thời gian trải nghiệm ( Dwell Time ) quan trọng với SEO?

Chúng ta biết rằng các công cụ tìm kiếm ( như Bing ) sử dụng thời gian trải nghiệm của người dùng trong thuật toán của họ.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là:
Google có quan tâm đến thời gian trải nghiệm này không?
Google chưa bao giờ công khai xác nhận hay phản bác bất cứ điều gì liên quan đến thời gian trải nghiệm của người dùng.
Nhưng có 1 số dấu hiệu để nhận thấy rằng Google đã dùng thời gian trải nghiệm của người dùng như 1 yếu tố để xếp thứ hạng cho các trang Web.
Ví dụ: 1 kỹ sư của Google đã nói:

Nói 1 cách khác:
Thuật toán mới nhất của Google ( RankBrain), rất đề cao đến thời gian trải nghiệm của người dùng đến với 1 trang.
Ngoài ra, 1 vài năm trước Google đã giới thiệu 1 tính năng khá thú vị đó là cho phép bạn ẩn 1 trang Web cụ thể ra khỏi trang kết quả tìm kiếm ( SERPs).

Tính năng ẩn trang được Google giới thiệu
Tính năng ẩn trang được Google giới thiệu.

Làm thế nào để họ biết trang nào là trang mà bạn muốn ẩn chúng?
Nếu bạn nhanh chóng thoát khỏi 1 trang, Google sẽ nhắc bạn ẩn chúng.
Đó chính là minh chứng rõ nhất về việc Google có quan tâm đến thời gian trải nghiệm của người dùng hay không?
Sau cùng, tôi xin chia sẽ cho các bạn 1 nghiên cứu tương quan thú vị được công bố trên Mozz .
Nghiên cứu này cho thấy rõ sự liên quan giữa thời gian trải nghiệm của người dùng ( Dwell Time) và bảng xếp hạng của Google.

Sự liên kết nữa Dwell Time và Vị trí xếp hạng ( Organic Position) của Google.
Sự liên kết nữa Dwell Time và Vị trí xếp hạng ( Organic Position) của Google.

Cách cải thiện thời gian trải nghiệm (Dwell Time) trên trang của bạn.

Công thức PPT.

Nếu bạn muốn người dùng ở trang Web của bạn 1 thời gian lâu hơn, bạn phải kết nối họ với điều họ muốn.
Và đó là chính là lý do công thức PPT ( Preview – Proof – Transition ) được ra đời.
Đó là công thức thiết kế bài viết theo hướng giới thiệu nội dung của bài viết đã được kiểm chứng để tăng thời gian trải nghiệm của người dùng ( Dwell Time).

Mô hình công thức PPT.
Mô hình công thức PPT.

Hãy khám phá nó nào.
Dòng đầu tiên của bài viết là bản tóm tắt nội dung ngắn gọn về bài viết của bạn ( Preview).
Bản tóm tắt này cho người dùng biết chính xác đây là nội dung mà họ đang tìm kiếm. ( Điều này có nghĩa là họ sẽ kéo xuống và đọc tiếp).
Đây là 1 ví dụ:

Dòng đầu tiên là 1 bản tóm tắt nội dung của bài viết.
Dòng đầu tiên là 1 bản tóm tắt nội dung của bài viết.

Các dòng sau đó là các minh chứng cho việc nội dung bài viết của bạn có ích với họ. Điều này CHỨNG MINH cho người dùng thấy rằng bài viết của bạn có hiệu quả.

Đưa ra minh chứng chứng tỏ bài viết của bạn có ích với người dùng.
Đưa ra minh chứng chứng tỏ bài viết của bạn có ích với người dùng.

Cuối cùng, kết thúc bằng 1 câu chuyển hướng ( Transition ).
Câu chuyển hướng nhẹ nhàng này dẫn người đọc từ phần giới thiệu của bạn đến với phần nội dung chính về bài viết của bạn.

Và nhờ vào công thức PPT và các công thức mà tôi sẽ giới thiệu sau, thời gian trải nghiệm sẽ tăng lên 1 cách đáng kể.

Thêm Video clip vào nội dung.

Việc thêm video vào nội dung giúp tăng khá đáng kể thời gian trải nghiệm của người dùng trên trang của bạn.
Trên thực tế blog Wistia đã tăng 260% thời gian trải nghiệm của người dùng trên trang của họ chỉ bằng việc thêm video vào nội dung.

Sự khác biệt giữa có và không có video trong nội dung đối với trải nghiệm người dùng.
Sự khác biệt giữa có và không có video trong nội dung đối với trải nghiệm người dùng.

Có nhiều cách để thêm video vào nội dung của bạn.
Đầu tiên, bạn có thể sử dụng video thay thế cho văn bản nội dung.
Ví dụ: bạn dùng 1 video để dạy cách làm bánh.
Độ dài video là hơn 5 phút, vậy nếu ai đó xem hết video ( đa số sẽ làm thế) thì tức là thời gian trải nghiệm trên trang đó đã hơn 5 phút.
Bạn cũng có thể nhúng video từ youtube vào nội dung liên quan.

Viết nội dung dài hơn.

Đây là 1 điều khá đơn giản để hiểu nhưng không dễ để làm.
Sẽ mất nhiều thời gian hơn để đọc 1 bài viết 3000 từ so với 1 bài viết 300 từ.
1 điều bạn cần phân biệt rõ:
Tôi không nói rằng bạn hãy nhồi nhét thật nhiều nội dung vào trong bài viết.
Thay vì làm thế, bạn hãy xuất bản 1 bài viết thật kỹ lưỡng và chất lượng chuyên sâu vào chủ đề mà bài viết đề cập đến.
Ví dụ: Bài viết trên 1 blog về hướng dẫn xây dựng liên kết dài hơn 4000 từ:

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Mặc dù khá dài, nhưng bài viết rất chuyên sâu, hướng dẫn rất chi tiết.

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Điều này khiến cho thời gian trải nghiệm của người dùng lên tới tới 4 phút 21 giây.

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Cộng đồng và bình luận.

Một nhân viên của Google từng nhận định rằng 1 cộng động bình luận đáng tin cậy có thể giúp ích rất nhiều cho việc xếp hạng của trang Web.

Liệu cộng động ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả xếp hạng?
Hay cộng động chỉ gián tiếp thúc đẩy sự thăng tiến của trang Web?
Google không nói rõ điều này.
Dù là trực tiếp hay gián tiếp thì theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, việc có 1 cộng động đáng tin cậy sẽ tăng thời gian trải nghiệm của người dùng trên trang của bạn.
Đây là lý do tại sao tôi lại nói thế:
Đầu tiên, ý kiến của người dùng là thứ mà người dùng muốn xem nhất.
Ví dụ: các cuộc thảo luận thế này thường khiến người đọc dừng lại đọc thêm và có thể cùng thảo luận về nó với mọi người.

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Tối đa hoá tốc độ tải trang. ( Page Speed )

Không có gì bất ngờ khi nói rằng đại đa số người dùng khi tìm kiếm trên Google đều thiếu kiên nhẫn.
Và nếu trang Web của bạn mất 1 khoảng thời gian khá lớn để tải trang thì người dùng sẽ thoát đi trước khi họ nhìn vào dòng đầu tiên.
Đó là lý do vì sao bạn sẽ muốn tối đa hoá tốc độ tải trang Web của bạn.
Google đã xác nhận tốc độ tải trang (Page Speed) là yếu tố then chốt để xếp hạng trang Web.

Đó là lý do tại sao bạn nên cải thiện tốc độ tải trang Web của bạn tốt nhất có thể.

Phá vỡ khối nội dung.

Ở 1 số blog lớn họ nhận được những câu bình luận đại loại như thế này :
i couldn’t stop reading until the last Word. It’s time i upgraded my content ( tôi không thể ngừng đọc cho đến Lời cuối cùng. Đã đến lúc tôi nâng cấp nội dung của mình).
Vậy bí quyết của họ là gì? Họ có những nhà văn tuyệt vời chăng?
Điều đó khá khó xảy ra, bí quyết của họ là họ biết cách viết nội dung của mình 1 cách siêu dễ đọc.
Cụ thể, họ thường chia nội dung của mình thành nhiều phần.
Ví dụ: Bài Seo là gì? Tại sao nó lại quan trọng? từ trong trang Web của tôi.
Đầu tiên, tôi sử dụng các thẻ H2 để phân chia chủ đề thành các phần riêng biệt.

Dùng thẻ H2 để phân chia chủ đề.
Dùng thẻ H2 để phân chia chủ đề.

Sử dụng các dấu chấm tròn hoặc gạch ngang đầu câu để thông tin dễ dàng nhận biết.

Dùng các dấu gạch đầu câu để dễ dàng nhận biết nội dung.
Dùng các dấu gạch đầu câu để dễ dàng nhận biết nội dung.

Cuối cùng dùng 1 tông hình ảnh và ảnh chụp màn hình để nội dung sinh động và dễ nhận biết hơn.

Tối ưu hoá cho phiên bản điện thoại di động.

Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng khoan đã:
Nếu trang Web của bạn khó sử dụng, người dùng sẽ không thích dùng trang Web của bạn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trang Web vẫn chưa tối ưu hoá cho phiên bản di động.
Để kiểm tra trang Web của bạn đã tối đa hoá cho phiên bản di động hay chưa hãy truy cập vào Google Console mới.

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Chọn vào “Mobile Usability” ( chất lượng người dùng trên di động).

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Và nó sẽ cho bạn biết, trang nào trong trang Web của bạn bị Google xem là trải nghiệm tồi tệ cho người dùng trên di động.

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Thậm chí bạn còn nhận được chi tiết cách khắc phục vấn đề này.

Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.
Hình ảnh tham khảo từ Backlinko.

Đo thời gian trải nghiệm của người dùng.

Làm thế nào bạn biết chính xác thời gian trải nghiệm của từng bài viết?
Không có báo cáo chính khác về thời gian trải nghiệm của từng bài viết trong Google Analytics hoặc Google Search Console.
Google Analytics DOES chỉ cho bạn biết rằng thời gian trung bình mà người dùng ở trong trang Web của bạn, điều này khá là giống với thời gian trải nghiệm.

Giao diện của Google Analytics.
Giao diện của Google Analytics.

Hãy chọn vào ” Behavior ” -> ” Site Content ” -> ” Landing Page “.

Thiết lập tuỳ chọn để bạn chỉ có thể nhìn thấy lưu lượng truy cập tự nhiên.

Vâng, bạn sẽ nhìn thấy được thấy được thời gian người dùng tìm kiếm của Google dành cho trang của bạn.

Bạn có thể làm gì với thông tin này?
Bạn có thể chỉnh sửa lại các trang có thời lượng thấp bằng các cách đã nêu trên như:

  • Phân chia nội dung bài viết.
  • Bổ sung video.
  • Sử dụng liên kết nội bộ để dẫn người đọc đến những nội dung có thể họ muốn đọc.
  • Thêm nhiều hình ảnh để tăng sinh động cho bài viết.

Tìm hiểu thêm:

Nguồn: BacklinkO
Dịch và biên soạn nội dung Seoreal

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *