Google Analytics là công cụ đo lường hoạt động website do Google sở hữu và phát triển. Nếu đã tham gia hoạt động trên không gian Internet nói chung và Digital Marketing nói riêng thì GA là một trong Top những công cụ được khuyên dùng nhiều nhất bởi khả năng đo lường và phân tích website tuyệt vời mà nó mang lại. Trong bài viết này, SEOREAL sẽ cùng bạn tìm hiểu tổng quan về công cụ đo lường này và cách thức mà nó hoạt động. Cùng theo dõi nhé!
Google analytics là gì?
Google Analytics là công cụ phân tích website được cung cấp miễn phí bởi Google. Đây là công cụ cung cấp giải pháp thu thập và thống kê dữ liệu hành vi của người dùng trên website doanh nghiệp, từ đó đưa ra các báo cáo đa chiều được lưu trữ tại cùng một nơi. Google Analytics giúp nhà quản trị thấu hiểu insight của người truy cập thông qua các số liệu phân tích và báo cáo về hành vi người dùng theo khoảng thời gian có thể tùy chỉnh.
Ứng dụng của Google Analytics đối với doanh nghiệp
Google Analytics là nền tảng thu thập và phân tích dữ liệu đáng tin, được sử dụng bởi hàng triệu doanh nghiệp trên toàn cầu. Đây được xem là công cụ quyền năng giúp doanh nghiệp phân tích sâu về hiệu suất của các chiến dịch marketing cũng như hỗ trợ đắc lực cho hoạt động phát triển kinh doanh. Và bên dưới đây là một số lý do mà doanh nghiệp chắc chắn phải cần đến tính năng của Google Analytics:
- Trả về kết quả phân tích số liệu chân thực từ các chiến dịch marketing giúp nhà quản trị bám sát và nắm bắt nhanh kết quả hoạt động trong khoảng thời gian tùy chỉnh.
- Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động online của người dùng trên các nền tảng website/app của doanh nghiệp. Nhờ đó, thấu hiểu hành vi online của những khách hàng tiềm năng và nắm bắt xu hướng hoạt động của họ.
- Cung cấp các báo cáo chất lượng, có ích trong quá trình tối ưu chiến dịch marketing nói chung và các chiến dịch quảng cáo online nói riêng.
- Hỗ trợ cải thiện hiệu quả kinh doanh, sử dụng ngân sách một cách thông minh và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Đội ngũ hỗ trợ từ cơ bản tới chuyên sâu của nền tảng Google Analytics luôn xuất hiện ngay khi bạn cần. Bên cạnh đó, nguồn thông tin và tài liệu hỗ trợ những vấn đề mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong quá trình thao tác luôn sẵn có và được chia sẻ một cách chi tiết.
Hệ thống cấu trúc tài khoản Google Analytics
Tài khoản (account)
Tài khoản dùng để quản lý thông tin có thể lên đến 50 thuộc tính khác nhau, là tài khoản chính. Mỗi tài khoản sẽ tương ứng với 1 email người dùng.
Thuộc tính
Thuộc tính thuộc cấp dưới của tài khoản, mỗi thuộc tính tương ứng quản lý thông tin của một website hoặc ứng dụng. Mỗi thuộc tính có 1 mã ID ví dụ như: UA-79228316-1 (mã này là duy nhất và không thể điều chỉnh được)
- Dãy số ở giữa là số tài khoản.
- Số ở cuối là số thuộc tính.
Chế độ xem (view)
Chế độ xem cho phép bạn điều chỉnh cách bạn xem số liệu trên Analytics. Có rất nhiều thuộc tính xem báo cáo, mỗi thuộc tính cho phép bạn xem đến 25 số liệu.
Phương thức hoạt động của Google Analytics
Data collection (Thu thập dữ liệu)
Mỗi lần người dùng truy cập vào một trang cụ thể nào đó trên trang web của bạn, mã theo dõi sẽ được kích hoạt và tiến hành thu thập các thông tin ẩn danh về cách người dùng đó đã tương tác với một trang cụ thể nào đó trên trang web của bạn. Đoạn mã theo dõi Javascript của Google Analytics còn thu thập dữ liệu từ các trình duyệt web của người dùng như ngôn ngữ được cài đặt cho trình duyệt, loại trình duyệt web (Chrome, Safari, Microsoft Edge,…), loại thiết bị cũng như hệ điều hành mà người dùng đang sử dụng để truy cập vào trang web của bạn.
Thậm chí, mã theo dõi còn có thể thu thập “Nguồn lưu lượng truy cập” túc là nơi đầu tiên đưa người dùng đến với trang web của bạn. Đó có thể là từ các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo), quảng cáo mà họ đã nhấp vào hoặc từ chiến dịch Email Marketing.
Configuration (Gửi dữ liệu về cơ sở dữ liệu GA)
Sau khi đoạn mã code javascript đã thu thập các thông tin từ người dùng thì nó sẽ gửi các thông tin thu thập được về cơ sở dữ liệu của Google Analytics để tiến hành xử lý dữ liệu.
Khi xử lý dữ liệu, Analytics sẽ tổng hợp và tổ chức dữ liệu dựa trên các tiêu chí cụ thể như liệu thiết bị của người dùng là di động hay máy tính để bàn hay trình duyệt nào họ đang sử dụng.
Nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn ra các thông số dữ liệu nào bạn muốn đoạn mã javascript gửi về cơ sở dữ liệu Analytics để xử lý. Ví dụ như bạn có thể áp dụng các bộ lọc để đảm bảo dữ liệu của mình không bao gồm những lưu lượng truy cập nội bộ của công ty hoặc chỉ bao gồm dữ liệu từ những khu vực/quốc gia cụ thể nào đó mà doanh nghiệp bạn muốn tập trung theo dõi.
Processing (Xử lý dữ liệu)
Khi cơ sở dữ liệu Google Analytics nhận được các dữ liệu cập nhật về hoạt động của người dùng được gửi về từ đoạn mã javascript, nó sẽ tiến hành nhóm các hoạt động này vào một khoảng thời gian được gọi là “Phiên”.
Google Analytics cũ cho phép bạn tùy chỉnh lại mức thời gian được tính là kết thúc 1 phiên nếu không có bất kì hoạt động nào trên trang web. Mặc định hệ thống Google Analytics sẽ đặt là 30 phút nhưng bạn có thể thay đổi thành một mức thời gian khác sao cho phù hợp với doanh nghiệp bạn.
Reporting (Trình bày dữ liệu dưới dạng dữ liệu)
Sau khi hệ thống cơ sở dữ liệu Google Analytics đã xử lý xong các dữ liệu được gửi về từ đoạn mã javascript, nó sẽ trình bày dưới dạng các báo cáo Analytics và bạn có thể sử dụng các báo cáo này cho việc phân tích chuyên sâu để hiểu rõ hơn về khách hàng và quá trình chuyển đổi của họ. Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của mình và bắt đầu xem các bảng báo cáo chi tiết về hành vi của người dùng trên website của bạn.
Nhờ các báo cáo đó, bạn có thể đưa ra các quyết định hoặc thử nghiệm các cách làm mới để gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến của mình.
Google Analytics là một công cụ tuyệt vời và là công cụ phân tích website hàng đầu thế giới hiện nay trong việc đo lường và phân tích hiệu quả hoạt động của trang web bạn. Vì vậy, nếu bạn chưa sử dụng công cụ này thì hãy đăng ký để sử dụng ngay và trải nghiệm các bảng báo cáo chi tiết mà GA mang lại cho bạn. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng hữu ích cho việc đánh giá và định hướng cho các hoạt động kinh doanh của mình đấy.