Nếu bạn đang làm SEO một cách nghiêm túc thì tôi khuyên bạn hãy quan tâm đến thuật toán Google RankBrain.
Vì Google gần đây đã thông báo rằng RankBrain là một tín hiệu xếp hạng quan trọng thứ ba của Google .
Và nó trở nên quan trọng hơn theo thời gian.
Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu mọi thứ bạn cần phải biết về thuật toàn RankBrain của Google.

Thuật toán Google RankBrain là gì?

RankBrain là một thuật toán máy học (AI) mà Google sử dụng để sắp xếp kết quả tìm kiếm. Nó cũng giúp Google xử lý và hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Vậy thì điều gì làm cho thuật toán RankBrain khác biệt so với những thuật toán khác?
Trước khi thuật toán RankBrain ra đời thì các thuật toán của Google đều được các kỹ sư mã hoá thủ công bằng tay, và nó được cập nhật theo thời gian.
google algorithm
Còn thuật toàn RankBrain sẽ tự điều chỉnh thuật toán của mình.
Tùy thuộc vào từ khóa của người dùng tìm kiếm, RankBrain sẽ tăng hoặc giảm tầm quan trọng của backlink, sự độc đáo của nội dung, độ dài nội dung, chất lượng của tên miền, v.v.
Sau đó, RainBrain sẽ xem xét cách người dùng tìm kiếm Google và tương tác với kết quả tìm kiếm như thế nào. Từ đó nó sẽ quyết định áp dụng thuật toán nào cho để trả về kết quả tìm kiếm.
Google đã thử yêu cầu một nhóm Kỹ sư Google xác định trang tốt nhất cho một tìm kiếm nào đó. Và Họ đã thử hỏi RankBrain.
Và RankBrain vượt trội hơn 10% so với sự nhận định của các kỹ sư Google !

Google RankBrain thực hiện nhiệm vụ gì?

Thuật toán RankBrain có hai nhiệm vụ chính:
1. Hiểu các truy vấn tìm kiếm, (từ khóa).
2. Đo lường sự hài lòng của người dùng đối với các kết quả.

Google RankBrain hiểu các từ khoá NTN?

Trước đây thuật toán của Google sẽ cố gắng trả ra các kết quả khớp với truy vấn tìm kiếm của đọc giả bằng cách quét tất cả từ khoá có trong trang và ráp chúng lại với nhau chính xác cới cụm tù khoá mà người dùng đang tìm kiếm.
cach-lam-sua-chuaNhưng kể từ khi RankBrain ra đời nó đã đổi cách Google quét các từ khoá. Và RankBrain thực sự hiểu ý của bạn đang muốn gì, nó thật sự giống như một con người.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khoá ” máy chơi game cầm tay của sony “, Google sẽ đưa cho bạn những kết quả về dòng sản phâm playtation do SONY phát triển.
sony
Một cách đơn giản: Thuật toán RankBrain có thể hiểu được những ý định mà người dùng đang tìm kiếm, từ đó trả về các kết quả chính xác. Nếu bạn không thể biết chính xác vấn đề mình sẽ tìm kiếm trên Google thì tốt nhất bạn cứ gõ những từ khoá mà bạn cho rằng nó sẽ có liên quan, việc còn lại cứ để thuật toán RankBrain giải quyết cho bạn.
Google từng đăng một bài blog về cách mà họ sửa dụng học máy (machine learning) để hiểu ý định của người dùng: bạn có thể đọc thêm để hiểu cách mà thuật toán RankBrain hiểu từ khoá.
Tóm lại: Google RankBrain không chỉ dừng lại ở việc trả về kết quả khớp truy vấn tìm kiếm. RankBrain đặt truy vấn tìm kiếm của bạn trong một bối cảnh cụ thể… và cố gắng tìm những trang đích thể hiện được bối cảnh đó.
Vậy việc nghiên cứu từ khoá để SEO trong thời đại cũa RankBrain đã thay đổi ?

Nghiên cứu từ khoá SEO trong thời đại của BrankRain

Điều này tôi đã làm từ rất lâu rồi nhưng lại không biết đó là RankBrain ^_^, bạn có thể hiểu đơn giản cách làm là việc chúng ta nghiên cứu từ khoá và tập hợp các từ khoá gần nghĩa với nhau thhành một bộ từ khoá, và viết chính xác 1 nội dung duy nhất dành cho nó.
Sau đó, hãy để RankBrain xếp hạng cho nhiều từ khóa liên quan khác nhau ở trang duy nhất đó.
Ok bạn có thể hình dung nó sẽ trông như thế này :

nghien-cuu-tu-khoa-rainbrain
Hình ảnh tham khảo của SEONGON

Và toàn bộ từ khoá trong hình đó đều lên TOP cho cùng một trang.
Để tôi cho bạn xem một ví dụ cụ thể mà tôi đã nghiên cứu và biên tập :
Tôi đã SEO cho một dự án về tài chính và biên tập một nội dung như thế này :
vay-tien-nhanh-trong-ngay
Và bạn biết đó, nội dung của tôi nói chi tiết về các vấn đề khi vay tiền nhanh, hiên nhiên nó sẽ nằm trên TOP 5 của Google.
Nhưng quan trọng hơn , RankBrain hiểu rằng trang của tôi nói về các khái niệm như: vay tiền nhanh, vay tiền nóng, lãi xuất vay tiền, v.v.
Đó là lý do tại sao trang này xếp hạng cho 405 từ khóa khác nhau (theo Ahrefs ).
Bạn có thể thấy được sức mạnh của việc tối ưu các từ khoá liên quan, từ khoá xung quanh một chủ đề nào đó.

Thuật toán RankBrain hoạt động dựa vào những chỉ số nào ?

Đầu tiên tôi muốn bạn nắm rõ quy trình hoạt động của thuật toán RankBrain như thế nào trước khi chúng ta đi phân tích sâu về thuật toán chấm điểm của nó.

rankbrain-do-luong
( Hình ảnh thảm khảo tại Seongon )

Nói cách khác, RankBrain hiển thị cho bạn một tập hợp kết quả tìm kiếm mà họ nghĩ bạn sẽ thích. Nếu nhiều người thích một trang cụ thể trong kết quả, họ sẽ giúp trang đó tăng thứ hạng.
Và nếu bạn ghét một trang nào đó. Họ sẽ bỏ trang đó và thay thế nó bằng một trang khác. Và lần tới khi ai đó tìm kiếm từ khóa đó họ sẽ thay thế kết quả tốt hơn.
Dưới đây là 4 chỉ số quan trọng của thuật toán RankBrain dùng để thăng hặng hoặc giảm hạng cho một kết quá trên Google  :

  • Organic Click-Through-Rate (Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên)
  • Dwell Time (Thời gian dừng chân của người dùng trên trang)
  • Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang)
  • Pogo-Sticking ( cách mà người dùng truy cập 1 trang trên Google nhưng sau đó bấm nút back để quay ra trang tìm kiếm )

Chúng ta có thể gọi những chỉ số này là UX signals ( điểm trải nghiệm của người dùng )
Ok mình sẽ ví dụ cho bạn về Pogo nhé, nó có vẻ trừu tượng và hơi học thuật phải không nào !
Ví Dụ: Bạn bị đau nhức cơ vai do tập luyên thể hình, và bạn lên Google tìm kiếm ” Cơ vai bị đau “.

  • Hành động 1: Giống hầu hết các khách hàng Bạn nhấp vào kết quả đầu tiên, nhưng bạn nhanh chóng phát hiện ra nó không đề cập đến việc chưa trị đau cơ vai do tập thể hình, bạn nhanh chóng back trở lại trang Google.
  • Hành động 2: Bạn tiếp tục click vào kết quả thứ 2 nhưng nó lại nói về những vấn đề chung chung của việc đau cơ vai và bạn lại back tiếp một lần nữa.
  • Hành động 3: Vâng kết quả thứ 3 là một nội dung hướng dẫn chi tiết cách khắc phục đau nhức cơ vai khi tập thể hình, nó tuyệt vời cho bạn, và bạn dành ra 5 phút để đọc hết bài viết đó.
pogo-stick-effect-2
hình ảnh tham khảo từ backlinkO

Và bởi vì bạn đã tìm được câu trả lời cho mình, bạn sẽ không back lại google một lần nữa, và điều đó giúp cho thuật toán RankBrain chú ý đến kết quả thứ 3 bạn đã nhấp vào.
Và rất nhiều người dùng đều có hành động tương tự như bạn vì thế Google hiểu rằng vị trí thứ 3 là nơi giúp ích cho người dùng, họ sẽ thăng hạng cho nó.
Ngược lại các kết quả 1 và 2 sẽ bị giảm hạng vì không đáp ứng vấn đề của người dung truy vấn.
Pogo-Sticking là một trong những chỉ số để Google Rankbrain đo lường trải nghiệm của người dùng và đánh gía một kết quả xem nó có tốt hay không để thăng hạng.
3 chi số còn lại bạn có thể xem chi tiết tại 3 đường dẫn bên dưới nhé.

  • Cách tăng tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên trên Google ( Organic Click-Through-Rate )
  • Cách tăng thời gian dừng chân của người dùng trên trang ( Dwell Time )
  • Cách giảm tỷ lệ thoát trang đến mức tối đa ( Bounce Rate )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *