Sơ đồ trang Web (Sitemap) là gì?
Sitemap là bản đồ chi tiết về trang Web nó giúp các công cụ tìm kiếm tìm, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả các trang bên trong trang Web . Ngoài ra nó còn cho phép các công cụ tìm kiếm biết trang nào là trang quan trọng trong Website của bạn.
Có 4 loại sitemap chính:
- Sitemap XML: đây là loại sơ đồ trang Web phổ biến nhất. Nó thường ở dạng Sitemap XML liên kết với nhiều trang khác nhau bền trong Website của bạn.
- Sitemap Video: được dùng để giúp Google có thể hiểu được nội dung video trên trang của bạn.
- Sitemap News: Giúp Google tìm nội dung trên các trang Web được phê duyệt trên Google News.
- Sitemap Image: giúp Google tìm thấy tất cả hình ảnh được lưu trữ trên trang Web của bạn.
Tại sao Sitemap lại quan trọng?
Các công cụ tìm kiếm nổi tiếng trên thế giới như Google, Bing và Yahoo đều sử dụng Sitemap để tìm các trang khác nhau bên trong trang Web của bạn.

Google đã nói về điều này:
- Nếu các trang của bạn được liên kết 1 cách chính xác, chúng tôi có thể tìm thấy là và lập chỉ mục hầu hết tất cả các trang bên trong website của bạn.
- Nói cách khác: Bạn có thể KHÔNG CẦN 1 SITEMAP cho trang Web. Nhưng có seitemap cũng không ảnh hưởng tới việc SEO website.
- Trong 1 vài trường hợp Sitemap thật sự có ích như.
- Google chủ yếu tìm các trang Web thông qua những liên kết. Nếu trang Web của bạn hoàn toàn mới và trang Web chỉ có 1 số Backlink bên ngoài, thì Sitemap sẽ là công cụ hữu ích để giúp Google tìm các trang bên trong web của bạn.
- Bạn có thể có 1 trang Web thương mại điện tử lên tới hàng triệu trang, trừ khi bạn thực hiện việc liên kết nội bộ 1 cách hoàn hảo, bằng không Google sẽ cực kỳ khó khăn để tìm tất cả các trang của bạn. Đó là lúc cần 1 Sitemap cho website.
Sau đây là cách thiết lập Sitemap cho trang Web của bạn.
Cách thiết lập Sitemap
Tạo Sitemap.
Việc cần làm đầu tiên là tạo 1 Sitemap.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể nhận được 1 Sitemap dành cho bạn với plugin Yoast SEO.

Điểm tiện lời là Yoast SEO luôn cập nhật sitemap cho bạn một cách tự động.
Vì thế khi bạn xuất bản 1 bài viết nào vào trang Web của mình ( dù là bài đăng trên blog hay là 1 sản phẩm của thương mại điện tử), một liên kết sẽ được tự động thêm vào tệp sitemap của bạn.

Nếu bạn không dùng Yoast thì cũng vẫn có rất nhiều plugin khác trên có sẵn trên Worpress như Google XML Sitemap.

Vậy nếu bạn không dùng WordPress thì sao?
Đừng lo lắng về điều đó, bạn có thể sử dùng cộng cụ tạo Sitemap từ bên thứ 3 như XML-Sitemaps.com. Nó sẽ tạo ra 1 XML mà bạn có thể dùng để làm Sitemap của mình.

Dù tạo Sitemap bằng cách nào đi nữa, thì tôi khuyên bạn nên theo dõi nó để dễ kiểm soát.
Sitemap của bạn thường có địa chỉ là site.com/sitemap.xml. Nhưng nó phụ thuộc vào CMS ( mã nguồn) của bạn và chương trình bạn đang sử dụng để tạo Sitemap cho mình.
Sau khi hoàn thành việc tạo Sitemap, bước tiếp theo bạn cần làm là gửi Sitemap của bạn cho Google biết.
Cách gửi Sitemap cho Google
Để làm điều này bạn cần đăng nhập Sitemap của bạn vào Google Search Console.
Sau đó vào phần ” Index ” -> ” Sitemap ” bên trái thanh công cụ.
Sau khi gửi Sitemap của mình, bạn sẽ thấy 1 danh sách các Sitemap đã gửi trên trang này.
Tốt nhất để khai báo sitemap của bạn với Google bạn nên nhập chính xác đường dẫn của sitemap vào ô như hình bên dưới.
Sau đó nhấn ” Gửi “.
Sau khi đã thiết lập xong, bạn sẽ thấy thông tin trên Sitemap của bạn trong mục Sitemap đã gửi.
Sử dụng báo cáo Sitemap để phát hiện lỗi.
Khi Google đã thu thập thông tin về Sitemap của bạn, hãy nhấp nó trong mục Sitemap đã gửi.
Nếu bạn thấy chỉ mục Sitemap được xử lý thành công, thì Google đã index thành công Sitemap của bạn.
Bạn cũng có thể nhấp vào thanh biểu đồ ” See Index Coverage ” để xem thống kê các trang nào trong trang của bạn đã được lập chỉ mục.
Sử dụng Sitemap của bạn để phát hiện vấn đề trong việc lập chỉ mục.
Điều thú vị khi lập Sitemap là nó sẽ thống kê lại cho bạn trang web có bao nhiêu trang được lập chỉ mục.
Ví du: trang Web của bạn có khoảng 5000 trang, nhưng khi nhìn vào thống kê chỉ có hơn 2000 trang được lập chỉ mục.
Đó là dấu hiệu cho thấy trang Web của bạn đang gặp vấn đề, có thể nội dung trùng lặp rất nhiều trong 5000 trang đó nên Google không lập chỉ mục tất cả.
Hoặc số lượng trang trên trang Web của bạn vượt quá số lượng cho phép của Google.
Sự ăn khớp giữa Sitemap và Robots.txt .
Điều quan trọng ở đây là Sitemap và Robots.txt phải hoạt động cùng nhau.
Nói cách khác:
Nếu bạn chặn 1 trang trên Robots.txt hoặc dùng tag “noindex” trên 1 trang, tức là bạn không muốn nó xuất hiện trên Sitemap của bạn.
Sitemap của bạn cho bạn biết: trang này là trang quan trọng và được đưa vào Sitemap, khi Google bot đi vào trang này, chúng sẽ bị CHẶN LẠI.
Tìm hiểu thêm:
- SEO là gì ? tại sao SEO lại quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trên internet
- Cấu trúc trang Web là gì ? Sự ảnh hướng của cấu trúc web đến sự thành công của dự án SEO.